Bệnh viện Quận Gò Vấp kính chào Quý khách.                                                                                                                               Địa chỉ liên hệ: 641 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại cấp cứu: (08) 3.589.5699 - (08) 3.894.5098; Tổng đài: (08) 3.589.1799 - (08) 3.894.2641                                                                                                                               Quý khách cần được tư vấn các thắc mắc liên quan đến y học, kính mời Quý khách đặt câu hỏi tại Diễn đàn Bệnh viện Gò Vấp , sẽ có đội ngũ Bác sĩ giỏi với nhiều năm kinh nghiệm giải đáp cho Quý khách.

Time: 3:08

Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản

Thứ tư, 03 Tháng 8 2016 08:39

SKĐS - Trào ngược dạ dày - thực quản (TNDD-TQ) là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ còn bé và người cao tuổi. Đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát, có thể gây một số biến chứng nếu không chữa trị đúng...

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh TNDD-TQ, trong đó tập trung chủ yếu vào một số yếu tố như van tâm vị - dạ dày yếu (đóng mở không đều, hoặc đóng không kín) làm cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc do chức năng hoạt động của các cơ co bóp thực quản yếu. Nhiều trường hợp TNDD-TQ là do cơ co bóp thực quản bị yếu bẩm sinh hay gặp ở các bệnh nhi, người cao tuổi; Hoặc do lượng chất nhày bảo vệ niêm mạc thực quản ít dần bởi viêm loét thực quản do dịch vị trào ngược lên. Một số trường hợp có thể do tình trạng dư thừa acid HCl và các enzym tiêu hóa trong dạ dày hoặc do sự trì trệ trong quá trình tiêu hóa, để thức ăn bị ứ đọng lâu trong dạ dày (sa dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, polyp...). Ngoài ra, béo phì, bệnh thoát vị dạ dày qua khe thực quản, mang thai, nghiện thuốc lá, rượu bia, một số gia vị cay, thức ăn quá nóng sẽ làm trầm trọng thêm hội chứng TNDD-TQ.

Triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm. Triệu chứng thường gặp nhất là ợ (ợ hơi, ợ nóng, ợ chua). Ợ hơi thường xuyên ngay cả khi đói hoặc không uống bất cứ thứ gì. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ, có khi đến tận vùng hạ họng, mang tai, kèm theo đó là vị chua trong miệng (do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác nóng, nóng rát). Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng. Các hiện tượng ợ thường tăng lên ngay sau khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, uống rượu, ăn chua (dấm, chanh, bún...) hoặc khi cúi gập người về phía trước, khi nằm nghỉ.

trao nguoc da day thuc quan

Buồn nôn, nôn thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Lý do là các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn.

Đau, tức ngực tỷ lệ khoảng 40 – 45% (do đau đoạn thực quản chạy qua ngực, khi axit trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh, gây cảm giác đau ở vùng ngực trước tim). Người bệnh có cảm giác bị thắt ở ngực, đè ép, xuyên ra lưng và cánh tay làm cho họ rất lo lắng tưởng rằng bệnh của tim mạch hoặc bệnh của phổi. Ngoài ra, bệnh TNDD-TQ còn gặp các triệu chứng như đắng miệng, khó nuốt, cảm giác vướng ở vùng họng, khàn giọng, đau họng, hôi miệng, nấc, ho khan kéo dài không rõ nguyên nhân. Ở trẻ em có dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, có thể bị viêm hô hấp, bé biếng ăn, chậm lớn. Để chẩn đoán, ngoài các biểu hiện lâm sàng cần nội soi dạ dày- thực quản và sinh thiết để đánh giá tình trạng niêm mạc và xét nghiệm dịch vị dạ dày.

Biến chứng của TNDD-TQ

TNDD-TQ dễ dẫn đến viêm loét thực quản. Nếu nặng và kéo dài có thể làm hẹp thực quản và viêm, loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Do bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi có thể chuyển thành ung thư. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở.

Nguyên tắc điều trị

Cần sử dụng các thuốc có tính chống tiết acid ức chế bơm proton (PPI) như omeprazon, lansoprazol; Kháng thụ thể histanin H2 (ranitidin...). Thuốc bao phủ niêm mạc thực quản, dạ dày (gastropulgit...). Một số tác giả khuyên, trường hợp nhẹ có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản như metoclopramide hoặc các thuốc antacid, acid alginic. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sau giai đoạn điều trị tấn công (giảm nửa liều) hoặc dùng thuốc khi có triệu chứng (thuốc uống khi cần), và cần kiên trì điều trị.

Chỉ phẫu thuật khi không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa.

Không nên ăn, uống chua, cay, rượu, bia, không hút thuốc. Ăn xong không nên nằm ngay. Cần ăn thức ăn mềm, lỏng, đủ chất.

BS. Bùi Mai Hương

Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Đọc 1068 lần

datkham

Tin tức Sở Y tế

2024

  1. Xem nhiều
  2. Bình luận
  3. Tag

Hỗ trợ trực tuyến

641 Quang Trung, Phường 11, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3.589.1799 - (08)3.894.2641
Hotline: 1900 9095

2345580
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Cộng
909
1506
6536
2322552
52053
46199
2345580

IP: 35.237.114.57
Server: 2024-03-28 15:04:41