Time: 2:13

Hội thảo Câu lạc bộ tim mạch, chủ đề "Làm sao để sống khỏe khi bị tăng huyết áp?"

Thứ ba, 13 Tháng 8 2024 14:18

Ngày 25/07/2024 tại hội trường lầu 3, Bệnh viện Quận Gò Vấp đã diễn ra buổi Hội thảo CLB Tim mạch, chủ đề “Làm sao để sống khoẻ khi bị tăng huyết áp ?”

Báo cáo viên: BS.CKI Trần Đình Huấn – Đơn vị Tim Mạch – Bệnh viện Quận Gò Vấp.

(Hình ảnh: BS.CKI Trần Đình Huấn báo cáo tại hội thảo CLB Tim mạch, chủ đề “Làm sao để sống khoẻ khi bị tăng huyết áp ?”)

Tại Việt Nam, một phần tư dân số trưởng thành (26,2%) năm 2021 bị tăng huyết áp, được định nghĩa là mức huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. So với năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng đáng kể từ 18,9% lên 26,2%, tức là tăng tương đối khoảng 1,39 lần. Xu hướng gia tăng này giữa hai cuộc điều tra được quan sát thấy ở cả nam và nữ. Tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam tương tự như Thái Lan năm 2016 (25% chung, 26% ở nam và 24% ở nữ), nhưng cao hơn đáng kể so với Philippines năm 2016 (19% chung, 20% ở nam và 18% ở nữ). Với xu hướng gia tăng hiện nay, Việt Nam cần tăng cường các nỗ lực phòng chống để đạt được mục tiêu quốc gia là kiểm soát tỷ lệ tăng huyết áp ở mức dưới 30% vào năm 2025 như đã đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025. Trong đó, nhóm tuổi từ 50 đến 69 tuổi có tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao nhất với 51,9%. tăng huyết áp tiến triển âm thầm và gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim, tổn thương thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp nên sàng lọc bằng cách đo huyết áp ít nhất mỗi năm một lần. Tăng huyết áp là bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả thông qua việc tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều khi không có chỉ định của bác sỹ. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Phát hiện, kiểm soát sớm, cũng như hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.

1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp

Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu (HATT) và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) tương ứng lớn hơn hoặc bằng 140 hoặc 90 mmHg. Huyết áp (HA) bình thường khi cả HATT < 130 mmHg và HATTr < 85mmHg. Khi HATT lớn hơn hoặc bằng 130 nhưng dưới 140 mmHg và/hoặc HATTr lớn hơn hoặc bằng 85 nhưng dưới 90 mmHg, bệnh nhân được coi là HA bình thường - cao hoặc tiền tăng huyết áp (THA). HA bình thường-cao nhằm để xác định những người có thể được điều trị bằng các biện pháp thay đổi lối sống và những người cần được điều trị bằng thuốc nếu có chỉ định. Cơn THA được định nghĩa là HATT và/hoặc HATTr lớn hơn hoặc bằng 180 và/hoặc 120 mmHg; trong tình huống đó cần đánh giá tổn thương cơ quan đích để chẩn đoán THA khẩn cấp hoặc cấp cứu để có hướng xử trí thích hợp.1

2. Phân loại tăng huyết áp2,3

Dưới đây là phân độ huyết áp được đo tại phòng khám theo hướng dẫn của Hội tăng huyết áp châu Âu năm 2023:

 

 

 

3. Phân loại dựa trên những bệnh lý hoặc biến chứng đi kèm

4. Nguy cơ tim mạch phân loại theo phân độ huyết áp

5. Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp

Nguyên nhân tăng huyết áp ở phần lớn người trưởng thành vẫn chưa được xác định, chỉ có khoảng 10% là có nguyên nhân thứ phát như:

- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính.

- Hẹp động mạch thận.

- U tủy thượng thận.

- Hội chứng Conn.

- Hội chứng Cushing.

- Bệnh lý tuyến giáp, cận giáp, tuyến yên.

- Một số loại thuốc.

- Hẹp eo động mạch chủ.

- Bệnh Takayasu.

- Nhiễm độc thai nghén.

- Ngưng thở khi ngủ.

- Rối loạn sức khỏe tâm thần.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp là:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa, ít rau củ trái cây.

- Ít vận động.

- Hút thuốc lá.

 

- Uống nhiều rượu.

- Thừa cân béo phì.

- Căng thẳng, lo lắng

- Trên 65 tuổi: nguy cơ tăng lên cùng tuổi tác.

- Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.

6. Triệu chứng nhận biết tăng huyết áp

Một số triệu chứng có thể xảy ra ở một người bị tăng huyết áp là:

- Đau nhức đầu vào sáng sớ

- Chảy máu cam

- Nhịp tim nhanh

- Thay đổi thị lực

- Ù tai

Tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng:

- Mệt mỏi

- Buồn nôn, nôn mửa

- Lú lẫn

- Hồi hộp

- Đau tức ngực

- Run

Thế nhưng, nhiều người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh vì chưa bao giờ được chẩn đoán. Tăng huyết áp sở dĩ được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không gây ra triệu chứng, cho đến khi xảy ra biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mới được phát hiện. 

Do đó, tất cả mọi người nên tự kiểm tra huyết áp và khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người lớn tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.

7. Biến chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim, làm hỏng thành mạch máu, gây tổn thương tim. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng sau:

- Bệnh mạch máu ngoại vi.

- Cơn đau thắt ngực.

- Nhồi máu cơ tim – tình trạng nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn, làm chết tế bào tim. Nhồi máu cơ tim là trường hợp cần cấp cứu, thời gian càng lâu tổn thương tim càng lớn.

- Đột quỵ xuất huyết não – khi mạch máu não bị vỡ do áp lực tăng cao. Hoặc đột quỵ nhồi máu não – khi động mạch cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn, dẫn đến tế bào não chết đi nhanh chóng. Đột quỵ là tình trạng có thể gây tử vong nhanh chóng, cần được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là trong 3,5 giờ đầu để hạn chế tối đa biến chứng về thần kinh và vận động.

- Suy tim.

- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị.

- Tử vong.

8. Khuyến cáo đo huyết áp tại nhà

Tại Việt Nam, đo huyết áp tại nhà (HATN) đã được đưa vào khuyến cáo năm 2018 nhưng chỉ được xem là một kĩ thuật để giúp xác định HA. Năm 2021, xuất phát từ vai trò quan trọng của đo HATN trong thực hành lâm sàng THA, lần đầu tiên đo HATN được nhấn mạnh và giới thiệu cụ thể đến các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân. Vì THA áo choàng trắng và đặc biệt THA ẩn giấu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân nên đo HA tại cả phòng khám và tại nhà thường xuyên. Đo HATN cũng là một phương pháp hiệu quả được sử dụng để đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị, chỉnh liều thuốc hạ áp và chẩn đoán THA áo choàng trắng, THA ẩn giấu và THA trong thai kỳ. Trong khi đó, kết quả đo HATN phải được tư vấn bởi bác sĩ và bệnh nhân không được tự điều chỉnh thuốc của mình khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. 1Các chỉ định đo HATN gồm: chẩn đoán xác định thể THA như THA áo choàng trắng, THA ẩn giấu, THA kháng trị, THA không kiểm soát và để theo dõi điều trị THA cho tất cả bệnh nhân, đặc biệt để cải thiện tuân thủ điều trị về lâu dài, nhất là đối với các trường hợp đòi hỏi kiểm soát HA chặt chẽ (bệnh nhân có nguy cơ cao và phụ nữ mang thai).1

8.1. Cách đo huyết áp đúng

1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.

2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.

3. Tư thế: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay ngang mức với tim, chân chạm sàn, không bắt chéo chân (Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng). Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.

4. Quấn băng quấn đủ chặt trên cánh tay, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.

5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.

6. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.

7. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

8. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ.

8.2. Cần chuẩn bị gì trước khi đo huyết áp?

Để có kết quả đo huyết áp chính xác, trước khi đo bạn nên chú ý những điều sau:

Không ăn uống, tránh xa cafein, rượu và thuốc lá trong 30 phút trước khi đo huyết áp.

Việc tập thể dục hay tình trạng căng thẳng có thể làm tăng huyết áp. Bạn không nên tập thể dục trong ít nhất nửa tiếng trước khi đo huyết áp và nên hạn chế đo khi căng thẳng.

Tốt nhất bạn nên làm trống bàng quang trước khi đo.

Tìm nơi yên tĩnh, ngồi lên ghế có tựa lưng, thoải mái, thư giãn 5 phút trước khi đo.

Hít thở sâu vài lần và đặt vòng bít ngang tầm với tim theo đúng hướng dẫn.

Không nói chuyện hay cử động người trong khi đo huyết áp.

Chú ý kiểm tra độ chính xác của thiết bị.

Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 phút. Nếu giá trị giữa 2 lần chênh nhau quá 10mmHg, thì cần đo lại thêm vài lần với thời gian nghỉ lâu hơn. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo cuối làm kết quả.

Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn. Thời gian giữa các lần đo tùy thuộc vào nhu cầu cũng như đặc tính sinh lý của từng người.

Nên đo huyết áp vào một thời điểm cố định trong ngày và có cách lưu lại các kết quả huyết áp để theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng huyết áp của bản thân.

8.3. Một số lưu ý quan trọng khi đo huyết áp tại nhà

Tư thế đo huyết áp chuẩn

8.4. Các tư thế đo đúng:

- Ngồi ngay ngắn trên ghế có tựa lưng.

- Đặt hai chân trên mặt đất, không bắt chéo chân.

- Tựa cánh tay của bạn với vòng bít lên bàn cao ngang ngực, duỗi thẳng tay.

- Ngoài tư thế ngồi, bạn cũng có thể đo huyết áp ở các tư thế nằm, đứng. Người cao tuổi hoặc bệnh nhân đái tháo đường nên được đo huyết áp ở cả thế đứng để xác định có hay không tình trạng hạ huyết áp tư thế.

8.5. Các tư thế đo sai:

- Còng lưng, gập người về phía trước.

- Ngồi vắt chân.

- Ngồi trên ghế quá cao hoặc quá thấp so với bàn.

8.6. Cách quấn vòng bít bắp tay:

Đặt tay (trái) xuyên qua ống vòng bít, mép cuối vòng bít cách phía trên khuỷu tay khoảng 1 – 2 cm.

Kéo vòng bít để hai mép vòng bít vừa khít quanh tay bạn.

Khi vòng bít đã đúng vị trí, ấn miếng dính để cố định vòng bít.

Thư giãn cánh tay và lật ngửa lòng bàn tay lên trên.

Đảm bảo ống dẫn khí vòng bít không bị xoắn lại hoặc thắt nút.

Khuyến cáo về máy đo huyết áp và băng quấn huyết áp Đo HATN có thể được thực hiện bằng kỹ thuật nghe thông thường; máy đo thủy ngân không được khuyến cáo vì tính phức tạp, không có sẵn trên thị trường và có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Các thiết bị đo HA tự động hoặc bán tự động được khuyến cáo để đo HATN. Cần chọn băng quấn thích hợp và bao quanh cánh tay (băng quấn phải bao phủ 80 - 100% chu vi cánh tay) với bờ dưới băng quấn nằm trên điểm giữa nếp gấp khuỷu tay khoảng 2 - 3 cm (phù hợp với vị trí giải phẫu). Băng quấn phải được đặt ở vị trí ngang với tim. Máy đo HA phải được hiệu chỉnh 6 - 12 tháng một lần để duy trì độ chính xác. Liên quan đến việc lựa chọn các thiết bị đáng tin cậy, gần đây, nhiều tổ chức và các hội khoa học đã cung cấp danh sách bao gồm các trang web của các thiết bị đo HA đã được phê chuẩn.1

Khuyến cáo kỹ thuật đo huyết áp tại nhà để theo dõi hiệu quả của liệu pháp hạ áp, đo HATN được khuyến cáo thực hiện ít nhất trong 3 ngày và tốt nhất là 7 ngày trước mỗi lần thăm khám bác sĩ. Không lấy kết quả đo HATN ngày đầu tiên. Bệnh nhân không hút thuốc, không ăn, sử dụng đồ uống có chứa cafein hoặc không tập thể dục 30 phút trước khi đo. Việc đo HA nên được thực hiện trong phòng yên tĩnh và bệnh nhân phải ở tình trạng thoải mái. Khuyến cáo bệnh nhân không nói chuyện trong quá trình đo để không ảnh hưởng đến kết quả. Hai bàn chân của bệnh nhân phải áp thẳng trên sàn nhà, ngồi tựa lưng vào ghế và thả lỏng tay đo trên mặt bàn ngang tim. Việc đo HA nên được thực hiện hai lần vào cả buổi sáng và buổi tối. Khoảng thời gian giữa hai lần đo là 1 phút. Nên đo HA buổi sáng trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy, sau khi vệ sinh cá nhân, trước khi dùng thuốc hạ huyết áp, ăn sáng và tập thể dục. Đo HA buổi tối nên được thực hiện trước khi ngủ ở cùng một tư thế ngồi, sau khi ăn tối và trước khi đi ngủ. Kết quả HA nên được ghi lại vào sổ ngay sau khi đo; kết quả huyết áp có thể được lưu lại dưới dạng kỹ thuật số; một số thiết bị đo huyết áp kỹ thuật số có thể ghi lại các thông số tự động. Việc đo HATN nên được ghi chú theo dõi để không nhầm lẫn kết quả với các thành viên trong gia đình nếu sử dụng chung một thiết bị đo HA. Nên tiến hành đo trên cánh tay không thuận; tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu có sự chênh lệch HA giữa hai cánh tay (> 10 mmHg) thì nên lấy kết quả ở cánh tay có trị số HA cao hơn. Ban đầu, cần phải đo HATN ít nhất 5 ngày/tuần nhưng khi HA ổn định theo dõi ít nhất 3 ngày mỗi tuần. Việc đo HATN trong theo dõi điều trị có thể tiến hành lâu dài.1

9. Cách điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp2,3

 

Cách duy nhất để chẩn đoán tăng huyết áp là đo huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà, nhưng để chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và điều trị thì cần thực hiện bởi nhân viên y tế tại phòng khám. Bên cạnh đó, có thể cần làm thêm các cận lâm sàng để đánh giá các bệnh lý liên quan và tổn thương nếu có.

Khi đã được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn cần tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Mục đích điều trị tăng huyết áp là để duy trì huyết áp trong ranh giới ổn định, nhằm giảm tối đa nguy cơ tim mạch, tử vong nói chung và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh đồng mắc đi kèm. Điều trị tăng huyết áp bao gồm thay đổi lối sống và can thiệp bằng thuốc. Trong đó thay đổi lối sống là biện pháp bắt buộc và là nền tảng để điều trị và dự phòng tăng huyết áp. Biện pháp này bao gồm:

- Có chế độ ăn uống lành mạnh (chế độ ăn DASH).

- Giảm cân nếu quá cân.

- Giảm ăn mặn (mục tiêu dưới 5 g muối/ ngày hoặc dưới 2g Natri/ngày)

- Bổ sung Kali trong khẩu phần ăn (mục tiêu 3500-5000mg Kali/ngày)

- Tăng cường hoạt động thể lực, tốt nhất là các bài tập gắng sức thể dục nhịp điệu.

- Hạn chế sử dụng rượu.

- Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.

- Bỏ thuốc lá, thuốc lào.

- Tránh căng thẳng, lo âu. Việc điều trị bằng thuốc sẽ được cá thể hóa, tùy vào mức độ bệnh, tuổi tác và bệnh đồng mắc (bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn…) của mỗi người. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý áp dụng cách điều trị người khác cho bệnh tăng huyết áp của mình. Không có triệu chứng không có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn bình thường. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra chỉ số huyết áp, cũng như một số bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Nếu được chẩn đoán bị tăng huyết áp, bạn cần theo sát điều trị của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà.

10. Sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Tuân thủ điều trị được định nghĩa theo mức độ hành vi của một người như uống thuốc, tuân theo chế độ ăn kiêng hoặc thực hiện thay đổi lối sống tương ứng với các khuyến cáo đã được thống nhất với một nhà chăm sóc sức khỏe. Không tuân thủ điều trị hạ huyết áp ảnh hưởng đến 10%- 80% bệnh nhân tăng huyết áp và là một trong những chìa khóa chính để kiểm soát HA dưới mức tối ưu . Việc tuân thủ điều trị hạ huyết áp kém liên quan với cường độ tăng huyết áp và là một chỉ số tiên lượng xấu ở bệnh nhân tăng huyết áp. Nguyên nhân của việc không tuân thủ điều trị hạ huyết áp là đa yếu tố và bao gồm các nguyên nhân liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe, điều trị thuốc, nhiều bệnh đi kèm và tình trạng kinh tế của họ.

11. Thay đổi lối sống

Giảm muối

Có bằng chứng mạnh mẽ cho mối liên quan giữa tiêu thụ lượng muối cao và tăng huyết áp. Giảm lượng muối được thêm vào khi chế biến thức ăn, và ngay tại bàn ăn. Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối như nước tương, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến bao gồm bánh mì và ngũ cốc chứa nhiều muối.

Chế độ ăn

uống lành

mạnh

Ăn một chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây, rau, chất béo không bão hòa và các sản phẩm từ sữa và giảm thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, như chế độ ăn DASH (http://www.dashforhealth.com ) . Tăng lượng rau có hàm lượng nitrat cao được biết là làm giảm HA, chẳng hạn như rau lá và củ cải đường. Các thực phẩm và chất dinh dưỡng có lợi khác bao gồm những loại chứa nhiều magiê, canxi và kali như bơ, các loại hạt, hạt, đậu và đậu phụ.

Đồ uống tốt cho sức khỏe

Tiêu thụ vừa phải cà phê, trà xanh và trà đen. Các loại đồ uống khác có thể có lợi bao gồm trà karkadé (hibiscus), nước ép lựu, nước ép củ cải đường và ca cao.

Sử dụng rượu

điều độ

Có một sự liên kết tuyến tính rõ ràng tồn tại giữa sử dụng rượu, huyết áp, tỷ lệ tăng huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch. Giới hạn hàng ngày được khuyến cáo cho việc uống rượu là 2 ly tiêu chuẩn cho nam và 1,5 cho nữ (10 g rượu / ly tiêu chuẩn), tránh uống say.

Giảm cân nặng

Kiểm soát trọng lượng cơ thể được chỉ định để tránh béo phì. Đặc biệt là béo bụng nên được quản lý. Nên sử dụng các giới hạn cụ thể theo dân tộc cho BMI và chu vi vòng eo. Ngoài ra, tỷ lệ vòng eo / chiều cao <0,5 được khuyến cáo cho tất cả các nhóm quần thể.

Ngưng hút

thuốc

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư. Ngừng hút thuốc và giới thiệu đến các chương trình cai thuốc lá được khuyến cáo.

Hoạt động thể

chất thường

xuyên

Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu và các bài tập đối kháng thường xuyên có thể có lợi ích cho cả việc phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp. Tập thể dục nhịp điều cường độ vừa phải ( đi bộ, chạy bộ, yoga, hoặc bơi) khoảng 30 phút từ 5-7 ngày mỗi tuần hoặc HIIT ( luyện tập cường độ cao) bao gồm các đợt hoạt động cường độ ngắn xen kẽ với các giai đoạn phục hồi tiếp theo của hoạt động nhẹ hơn. Rèn luyện sức mạnh cũng có thể giúp giảm huyết áp. Hiệu suất của các bài tập sức đối kháng / sức mạnh từ 2-3 ngày mỗi tuần.

Giảm căng

thẳng và ngồi thiền

Căng thẳng kéo dài có liên quan đến huyết áp cao sau này trong cuộc sống. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định ảnh hưởng của stress kéo dài đối với huyết áp, các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên kiểm tra tác động của yoga/ ngồi thiền đối với huyết áp cho thấy thực hành này làm giảm huyết áp.  Căng thẳng nên được giảm bớt và ngồi thiền hoặc yoga được đưa vào thói quen hàng ngày.

Thuốc bổ sung,thay thế, hoặc

thuốc Đông y

Tỷ lệ lớn bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng các loại thuốc bổ sung, thay thế hoặc đông y. Thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn và phù hợp được yêu cầu để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các loại thuốc này. Vì vậy, việc sử dụng điều trị như vậy chưa được hỗ trợ.

Giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí và

nhiệt độ lạnh

Bằng chứng từ các nghiên cứu ủng hộ tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến huyết áp trong dài hạn.

Đánh giá mục này
(21 bỏ phiếu)
Đọc 735 lần

datkham

2024

  1. Xem nhiều
  2. Bình luận
  3. Tag

Hỗ trợ trực tuyến

641 Quang Trung, Phường 11, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3.589.1799 - (08)3.894.2641
Hotline: 1900 9095

2829365
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Cộng
198
1183
3720
2816867
4638
39290
2829365

IP: 3.14.249.104
Server: 2024-12-05 02:13:36
 
 

 dv ksk2