Trong tuần 27 (từ ngày 30/6 đến 06/7/2025), toànThành phố ghi nhận 838 ca sốt xuất huyết, tăng 43 ca so với tuần trước (795 ca).
Cụ thể, khu vực TP. Hồ Chí Minh cũ ghi nhận 704 ca sốtxuất huyết, tăng 38,8% so với trung bình 4 tuần trước; Khu vực Bình Dương ghi nhận 84 ca tăng 40 ca so vớicùng kỳ 44 ca, giảm 43 ca so với tuần 26 (127 ca); Khuvực Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 50 ca, tăng 15 ca so vớituần trước.
Tích lũy 27 tuần đầu năm, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (mới) đã có 14.370 ca sốt xuất huyết được ghi nhận là, tăng 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8.696 ca). Cụ thể, khu vực TP. Hồ Chí Minh cũ ghi nhận tổng cộng 11.014 ca (tăng 158% so với cùng kỳ 2024); Khu vực Bình Dươngghi nhận 2.494 ca (tăng 145% so với cùng kỳ 2024); Khuvực Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 862 ca (tăng 122% so với cùng kỳ năm 2024). Cũng trong thời gian này, toàn địabàn ghi nhận tổng cộng 6 ca tử vong do sốt xuất huyết, trong đó khu vực TP. Hồ Chí Minh cũ ghi nhận 3 ca tửvong, khu vực Bình Dương ghi nhận 2 ca tử vong và khuvực Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 1 ca tử vong.
Biểu đồ diễn tiến bệnh sốt xuất huyết theo tuần năm 2025
Nhận định và khuyến cáo
Dữ liệu giám sát cho thấy TP.Hồ Chí Minh đang bước vàocao điểm mùa mưa, với các điều kiện môi trường thuậnlợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Số ca mắc hàng tuầncó xu hướng tăng nhanh và lan rộng địa bàn. Nếu côngtác kiểm soát ổ dịch và diệt lăng quăng không được duytrì thường xuyên, nguy cơ hình thành các chuỗi lây nhiễmthứ phát là rất cao, có thể gây áp lực lớn lên hệ thốngđiều trị, đặc biệt tại các bệnh viện nhi và tuyến quận, huyện.
So sánh với giai đoạn 2019–2022, các đợt dịch lớn đềubùng phát từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8, đây cũng làkhung thời gian Thành phố cần đặc biệt cảnh giác. Với xuhướng gia tăng ca bệnh trong mùa mưa, TP.Hồ Chí Minhtiếp tục xác định chủ động phòng ngừa – phát hiện sớm – xử lý triệt để là giải pháp then chốt để kiềm chế dịch sốtxuất huyết. Đặc biệt, trong Tháng cao điểm phòng, chốngdịch bệnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, ngànhy tế và cộng đồng sẽ quyết định hiệu quả công tác kiểmsoát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nhữngtháng cao điểm còn lại của năm 2025.
Đáp ứng của ngành Y tế Thành phố
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có chiều hướnggia tăng tại nhiều địa bàn, ngành Y tế Thành phố đã chủđộng triển khai hàng loạt biện pháp đáp ứng nhằm kiểmsoát và khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Cụ thể, ngành Y tế đã tăng cường các hoạt động giámsát, xử lý ổ dịch và đánh giá điểm nguy cơ, hướng dẫnngười dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại hộ giađình. Công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyếtđược đẩy mạnh qua nhiều kênh, trong đó ứng dụng “Y tếtrực tuyến” tiếp tục được sử dụng để tiếp nhận phản ánhvà theo dõi xử lý các điểm nguy cơ.
Ảnh: Giám sát điểm nguy cơ, diệt lăng quăng, hướng dẫnngười dân thực hiện các biện pháp xử lý vật chứa nước vàphát tờ rơi cho người dân
Ngành Y tế Thành phố sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hìnhdịch bệnh sốt xuất huyết để cảnh báo và kịp thời thực hiệncác biện pháp phòng bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe cộngđồng và giảm thiểu số ca mắc bệnh sốt xuất huyết.
Trước diễn biến phức tạp, ngành Y tế Thành phố khuyến cáo người dân không chủquan, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình, cộngđồng và các cơ sở công cộng như sau: - Diệt lăng quăng bằng cách tìm và loại bỏ vật chứa nước mà muỗi vằn có thể đẻtrứng. Các biện pháp xử lý phù hợp đối với từng loại vật chứa: + Đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt hằng này: đậy kínxô, thùng, hồ,... chứa nước sinh hoạt khi không sử dụng và súc rửa thường xuyên; thay nước và súc rửa thường xuyên (bình bông, đĩa lót chậu kiểng, ly nước cúng,…) hoặc thả cá bảy màu ăn lăng quăng (hòn non bộ, cây thủy sinh…). + Đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt, nhưng chưa hoặckhông sử dụng thường xuyên: phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọngnước. + Đối với các vật chứa nước không có mục đích sử dụng (phế liệu có thể loại bỏngay): thu gom và loại bỏ ngay. - Diệt muỗi và phòng ngừa muỗi chích bằng các biện pháp như: Ngủ mùng, dùng bìnhxịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt muỗi... - Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tạinhà. - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợtphun hóa chất phòng, chống dịch. - Khi phát hiện địa điểm có nguy cơ phát sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết, người dân hãy nhanh chóng phản ánh địa chỉ cụ thể lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” đểđược xử lý. (Xem hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng “Y tế trực tuyến” qua đường link: https://youtu.be/SRIN7EOcvAM?si=l4s7dKgKv2pJfgm8). |
Nguồn: hcdc.vn